Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản dầu thực vật
Hiện nay trên thị trường có nhiều các loại dầu thực vật (dầu ăn), được tinh chế từ nhiều loại hạt, ngũ cốc. Và hầu hết mọi người đều nghĩ đơn giản rằng dầu thì dùng để chiên (rán), xào… thực phẩm, mà không biết cách sử dụng và bảo quản thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu.
Phân loại dầu thực vật
Dầu tốt: các loại dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu trà là được cho là các loại dầu ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe vì chúng giàu chất béo chưa bão hòa, omega 3, lượng chất béo bão hòa thấp. Có các nghiên cứu cho kết quả là chúng có khả năng làm giảm đáng kể lượng cholesteron xấu trong cơ thể.
Dầu vừa: các loại dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô có thành phần giàu chất béo omega 6 nhưng có ít lượng omega 3.
Dầu thực vật được hydro hóa chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao – loại chất béo này không tốt cho sức khỏe, có khả năng gây ra bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh về tim… Do đó, nên hạn chế sử dụng loại này.
Dầu ô liu được biết có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe
Những lưu ý khi sử dụng dầu thực vật
Nên chọn mua loại dầu có thể “ăn sống” và dầu chuyên chiên rán
Dầu có thể “ăn sống” là dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ô-liu… Bạn nên dùng các loại dầu này để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, làm các món salad, nấu canh… Nó giúp hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các a-xít béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn. Các loại dầu oliu nguyên chất được ép lạnh, không pha trộn, không chất phụ gia hoặc thành phần pha trộn thấp là lựa chọn lý tưởng. Các loại dầu hướng dương tại thị trường Việt Nam khá phong phú như dầu hướng dương Simply được sản xuất trong nước, dầu hướng dương Kico, Dykanka, Organic Sloboda là các loại dầu nhập khẩu từ Nga, Ucraine. Dầu chuyên dùng để chiên rán là các loại dầu ăn cooking (dầu thực vật hỗn hợp) vì chúng có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.
Dầu hướng dương có thể dùng để trộn salad
Dầu ở nhiệt độ cao sản sinh ra các chất có hại
Khi chiên rán thực phẩm bạn không nên đun dầu nóng tới mức dầu bốc khói và có mùi khét. Làm như vậy sẽ phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, làm sản sinh các chất gây hại cho sức khỏe. Do đó, nên sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, chiên rán, để thực phẩm chín từ từ vào bên trong, màu sắc đẹp mắt và ngon miệng.
Không sử dụng dầu thực vật đun nấu lại nhiều lần
Dầu thực vật khi tái sử dụng nhiều lần sẽ khiến các vitamin và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, làm xuất hiện một số chất gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dầu sử dụng lại còn có những cặn thực phẩm do quá trình đun nấu từ lần trước. Nếu thường xuyên sử dụng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, dầu ăn sử dụng lại sẽ làm vị ngon vốn có của thực phẩm bị ảnh hưởng (do bị lẫn mùi của thực phẩm nấu trước đó), không hấp dẫn cả về vị giác và thị giác và đặc biệt là không an toàn cho sức khỏe.
Cách bảo quản dầu ăn
Dầu ăn giữ được chất lượng tốt và lâu dài khi để trong điều kiện thoáng mát, xa nguồn nhiệt và ánh sáng. Các loại lọ sành, chai thủy tinh sạch sẽ, khô ráo, có nắp kín là vật dụng hoàn hảo để trữ dầu ăn. Nếu còn nước đọng lại trong đồ đựng hay nước bên ngoài lọt vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến dầu ăn nhanh hỏng. Không nên bảo quản dầu ăn trong lọ bằng kim loại vì chúng thường làm cho dầu bị hỏng.